Xem thêm: 15 dạng câu hỏi WH-question trong TOEIC Part 2
Phân tích TOEIC Part 2 2016 |
Một buổi chiều cũng không LÓNG, nào thì cùng HÓNG phần "dì viu" tiếp của TOEIC Part 2 với moa "lào". (Có thể xem lại phần review TOEIC Part 1 >>> tại đây)
Ta lại tiếp tục với việc "dì viu" đề thi TOEIC tiếp nữa nhé mấy thím. Giờ sẽ là Part 2.
Thật ra nhìn chung phần Part 2 cũng không có gì khó lắm đâu các em ạ, thầy đang đặt mình vào vị trí thí sinh đó. Hầu như không cần nghe để hiểu bằng việc phải có từ vựng nhiều. Mà là đa số sử dụng mẹo là nhiều. Đều là những mẹo của Part 2 mà thầy đã dạy các em. Áp dụng vào đúng nhiều lắm.
Part 2, như thầy nói 80% là câu hỏi WH + Yes/No. Quả thật không sai. Lượng câu hỏi WH + Yes/No chiếm gần hết toàn bộ 30 câu luôn. Khoảng tầm 20-22 câu đấy. Nhưng câu Wh phải tầm 15, 16 câu. Toàn những từ để hỏi WH quen thuộc ta học. Cụ thể:
Where: ở đâu
When: khi nào
Who: ai
Why: tại sao
What: cái gì
Which: cái gì ( sự lựa chọn)
How many: bao nhiêu
How: như thế nào
How long: bao lâu
How often: tần suất
Họ sử dụng bẫy nhiều, nhưng do chính việc chúng ta dùng mẹo làm bài nên ta có thể dễ dàng loại trừ được đáp án.
Đầu tiên khi nhắc đến câu hỏi WH, ta sẽ phải phản xạ nhanh là loại tất cả những câu trả lời bắt đầu bằng Yes/No.
Ví dụ một câu trong đề:
"Why did Mr.Brown reschedule the sales meeting to next Friday?"
A. No, because he had met a client before.
B. Something urgent came up unexpectedly
C. He advertised a business for sale.
Tiếp đến là câu hỏi Where/When khá nhiều, mà cứ khi nào có Where/When lại là có cái bẫy về thời gian hoặc nơi chốn. Ví dụ ngay câu 11 luôn.
11.When does the flight leave?
A. At Gate 6
B. In half an hour
Hay câu Where is the post office?
A. 3p.m at the office.
B. Within the walking distance
Câu hỏi What time (mấy giờ) nghe một phát là biết liền và theo phản xạ thầy dạy thì sẽ chọn luôn các đáp án có At + thời gian cụ thể (ví dụ at 3P.M). Tuy nhiên thầy đã từng nói với các em câu trả lời đôi khi lại là bằng cách đặt lại câu hỏi, hay hiểu đơn giản là câu "Indirect Response".
(Câu trả lời gián tiếp). Gián tiếp nghĩa là gì? Chuyển ngữ nghĩa là « không trực tiếp ». Ví dụ 1 câu thầy nhớ trong đề.
What time should I meet you in the lobby?
Câu trả lời đúng lại là How about at noon? (Nó đặt lại câu hỏi là liệu tầm trưa có được không? Mình hiểu gián tiếp nghĩa là 12h giờ trưa đó mấy thím).
Câu hỏi Why thường câu trả lời nó sẽ không bắt đầu bằng Because để dễ cho mấy thím đâu mà là đáp án đúng là một câu không hề có từ because luôn nhưng tự hiểu được đó là lý do cho câu trả lời luôn.
Ví dụ một câu trong đề:
Why did you order more office supplies?
Câu trả lời là We’d run out. (Thì mình hiểu là "Chúng ta hết cmnr." Nên phải order chứ sao.)
Hay là trả lời theo kiểu "To + V(bare)" : để làm gì đó
Why are you traveling to Denver?
To spend time with my relatives (để dành thời gian cho họ hàng)
Hay kiểu nói 1 câu khẳng định nhưng lại có hàm ý là hỏi Why ý. Ví dụ như 1 câu:
I didn’t see your car parked outside this morning.
Ý hỏi là "Tại sao sáng nay tao không thấy mày đỗ xe bên ngoài."
Nó bẩu "John gave me a ride today." (Vì hôm nay John cho tao đi nhờ rồi). Nghĩa là tao không phải đi xe nữa. Đấy, gián tiếp chưa. Ghét vđ.
Đó, đấy là một số cái mẹo mọi người chú ý.
Hay là với câu hỏi Who, thầy dạy các em là tập trung vào
+) Tên riêng
+) Đại từ nhân xưng
Ơ thế mà thầy nhớ có 1 câu về Who như sau:
Who’s in charge of organizing the workshop?
A. I think I am
B. It’s Marry’s
Nếu nghe không chuẩn sẽ chọn B cho mà coi. Vì nghe thấy tên riêng mà. Nhưng nó lại có sở hữu cách (apostrophe), cái chúng ta đã học trên lớp là tín hiệu của câu hỏi Whose. Nên trong câu này ta phải chọn đáp án A.
Rồi để ý thầy 1 hay 2 câu hỏi What gì đấy không trả lời cụ thể gì đâu nhé, mà toàn trả lời kiểu không biết hoặc chưa quyết ý.
Ví dụ như câu:
What are you bringing to the company picnic?
Thì lại là I haven’t thought about it yet.
Lại nhắc lại câu trả lời "Indirect Responses" (câu trả lời gián tiếp), như thầy nói nó khoảng tầm 3-5 câu ý nhé. Không có sai chút nào luôn. Thầy đã mention mấy ví dụ ở trên rồi đấy, rồi lại chợt nhớ ra 1 câu nữa, nhưng lại là 1 câu lựa chọn.
Are you supposed to dress casually or formally for that dinner?
Sự lựa chọn 1: casually (mặc xuề xòa)
Sự lựa chọn 2: formally (mặc lịch sự)
Và câu trả lời là "You should wear a suit" (nghĩa là đóng complet vào). Ơ thế nói vậy thì mình hiểu là bảo ăn mặc lịch sự cmnl rồi còn gì nữa. Câu hại não vl.
Part 2 những 30 câu hỏi và 90 câu trả lời lận. Nên thầy không phải THÁNH để nhớ cmn hết 30 câu như chi tiết như Part 1 là chỉ có 10 bức hình. Vả lại cái gì đó visual (hình ảnh) nó cũng dễ nhớ hơn là aural (nghe). Nên Part 2 thầy chỉ nhớ được từng vậy, nên mấy chế thông cảm nhé.
Nhưng "lói" gì thì "lói", mấy thím đọc từ "lãy" đến giờ chắc cũng "thở" ra 1 câu là dài vl rồi đấy.
Nên tạm thời thầy dừng DÌ VIU part 2 ở đây. Và tóm lại cho mấy chế những ý sau:
1. Xác định được dạng câu hỏi, điểm nhấn là WH & YES/NO (tầm 20-22 câu đấy)
2. Loại trừ ngay các câu trả lời bắt đầu bằng Yes/No một khi nghe được là câu WH
3. Nghe được từ WH cụ thể là gì và xác định từ tín hiệu của câu hỏi đó.
Lưu ý những câu hỏi WH dễ bị bẫy như
Where & When.
Who & Whose
What & Which
4. Chú ý dạng câu trả lời "Indirect Responses" (câu trả lời gián tiếp), cái câu tốn não ý. Ghét vl ra ý.
5. Chú ý những bẫy sau trong Part 2:
Từ đồng âm ( nghe từ trong câu hỏi với câu trả lời la lá giống nhau ý)
Cùng từ nhưng khác nghĩa (ví dụ: suit: bộ vest trong câu hỏi thì có một câu trả lời "suit: phù hợp")
Thế thôi nhé. Mỏi tay lắm rồi. "Hóng" Part 3+4 gộp nhé. Vì không nhớ nhiều nữa đâu.
Đó, ta có thêm khá nhiều bí quyết để làm Part 2 rồi đấy. Nhưng học TOEIC cũng đừng quên tiếng Anh giao tiếp đấy nha!
0 nhận xét:
Post a Comment